Bồn cầu bị hôi là một tình trạng gây ra sự khó chịu và thậm chí gây ảnh hưởng đến không gian và sức khỏe của gia đình bạn. Việc hiểu rõ nguyên nhân bồn cầu bị hôi và các cách khắc phục đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề này, mang lại không gian nhà vệ sinh dễ chịu. Tham khảo ngay cùng Kim Quốc Tiến qua bài viết sau!
Nguyên nhân bồn cầu bị hôi mỗi lần xả nước
Nguyên nhân khiến bồn cầu bốc mùi hôi mỗi lần xả nước thường bắt nguồn từ các vấn đề phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua trong hệ thống vệ sinh. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bồn cầu bị hôi:
Do ống thông khí bị tắc nghẽn
Nguyên nhân thường gặp khiến bồn cầu bị hôi là do ống thông khí bị tắc nghẽn. Ống thông khí có vai trò quan trọng trong việc giúp khí thải thoát ra ngoài, giữ cho hệ thống luôn thông thoáng và ngăn chặn hiện tượng áp lực khí đẩy ngược lên bồn cầu. Khi đường ống này bị tắc, khí thải không thể thoát ra ngoài sẽ tích tụ, sau đó bị đẩy ngược lại vào trong bồn, gây ra mùi hôi khó chịu cùng với vi khuẩn có hại cho sức khỏe, làm không gian nhà vệ sinh trở nên kém vệ sinh.
Nước trong siphon không sạch
Nước trong ống siphon không sạch cũng là một nguyên dẫn đến bồn cầu dễ phát sinh mùi hôi mỗi lần xả nước. Ở các loại bồn cầu sử dụng cơ chế siphon, ống siphon có một đoạn cong giúp giữ nước nhằm ngăn khí thải bốc ngược lên từ ống xả. Tuy nhiên, nếu phần nước đọng trong siphon không được làm sạch triệt để do lắp đặt sai hoặc sử dụng lâu ngày, chất bẩn tích tụ sẽ sinh ra mùi hôi. Mỗi lần xả nước, dòng nước mới sẽ đẩy không khí từ phần nước đọng bẩn này lên, lan tỏa mùi hôi ra khắp nhà vệ sinh.
Hầm chứa chất thải đầy
Khi hầm chứa chất thải bị đầy, bồn cầu sẽ phát sinh mùi hôi mỗi lần xả nước do lượng chất thải tích tụ quá mức, khiến khí thải không thể thoát ra ngoài đúng cách. Từ đó, khí trong hầm dễ dàng bị đẩy ngược lên theo đường ống dẫn, gây ra mùi hôi lan tỏa trong nhà vệ sinh. Hơn nữa, hầm chứa chất thải đầy cũng gây ảnh hưởng đến khả năng xả thải, làm chậm quá trình thoát nước và gây tắc nghẽn, khiến mùi hôi càng nghiêm trọng hơn.
Bồn cầu bị hở gây mùi hôi khó chịu
Bồn cầu bị lắp đặt không kín hoặc xuất hiện các khe hở ở phần ống xả cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến bồn cầu bị hôi, tạo cảm giác khó chịu mỗi khi xả nước. Các khe hở này làm cho khí thải từ hệ thống thoát nước lan vào không khí, thay vì thoát ra đúng cách qua đường ống thông khí. Đối với những bồn cầu sử dụng lâu ngày mà không được bảo trì và vệ sinh thường xuyên, tình trạng hở sẽ càng dễ xảy ra, gây ảnh hưởng đến không gian nhà vệ sinh và sức khỏe gia đình.
Nguyên nhân chất thải bám vào đường ống mỗi lần xả
Chất thải bám vào đường ống xả của bồn cầu có thể tạo ra lớp mảng bám cứng đầu gây nên mùi hôi mỗi khi xả nước. Các mảng bám này gây mất thẩm mỹ với các vết ố vàng, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu.
Cách khắc phục bồn cầu bốc mùi hôi đơn giản tại nhà
Để giúp bạn giải quyết tình trạng bồn cầu bốc mùi hôi khó chịu một cách dễ dàng, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý đơn giản sau đây:
Sử dụng chanh tươi để xử lý
Việc sử dụng chanh tươi để xử lý mùi hôi bồn cầu là một cách đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Phương pháp này hoạt động nhờ vào tính axit tự nhiên trong chanh, giúp làm sạch các mảng bám và vi khuẩn gây mùi hôi.
Để thực hiện, bạn chỉ cần vắt nước từ 3 quả chanh và đổ trực tiếp vào bồn cầu. Sau đó, hãy đậy nắp bồn lại và để yên trong khoảng một giờ đồng hồ. Trong thời gian này, axit chanh sẽ thẩm thấu vào các cặn bẩn và làm giảm mùi hôi khó chịu. Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn xả nước để kiểm tra kết quả. Nếu muốn tăng cường hiệu quả, bạn có thể thêm một chút baking soda hoặc giấm vào hỗn hợp chanh trước khi đổ vào bồn cầu.
Thường xuyên vệ sinh bồn cầu
Một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục tình trạng bồn cầu bốc mùi hôi là thường xuyên vệ sinh bồn cầu. Mùi hôi thường xuất phát do không được vệ sinh định kỳ bồn cầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và cặn bẩn tích tụ. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên thực hiện việc vệ sinh bồn cầu ít nhất một lần mỗi tuần.
Bạn có thể sử dụng nước sạch hoặc các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho bồn cầu để làm sạch các bề mặt bên trong và ngoài bồn cầu. Bạn hãy sử dụng bàn chải cọ rửa để loại bỏ các mảng bám và cặn bẩn, sau đó xả nước để rửa sạch. Bên cạnh đó, hãy nhớ mở cửa nhà vệ sinh hoặc sử dụng quạt thông gió nếu không có cửa sổ, để ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành có thể tràn vào, giúp không khí trong nhà vệ sinh được lưu thông và giảm thiểu mùi hôi.
Đánh bay mùi hôi bồn cầu với baking soda
Bạn cũng có thể dễ dàng đánh bay mùi hôi bồn cầu với baking soda ngay tại nhà. Baking soda nổi tiếng là sản phẩm có khả năng khử mùi và làm sạch nhờ vào tính chất kiềm mạnh. Khi tiếp xúc với độ ẩm và các chất hữu cơ, baking soda sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt giúp làm mềm và phân hủy các mảng bám, đánh bay mùi hôi khó chịu.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một thìa baking soda và một xô nước. Bạn hòa tan baking soda vào nước, sau đó đổ hỗn hợp này trực tiếp vào bồn cầu. Đồng thời, sử dụng dụng cụ chà rửa bồn cầu để chà sạch các bề mặt bên trong. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên để hỗn hợp này ngâm trong bồn cầu khoảng 30 phút trước khi xả nước. Sau khi xả nước, bạn sẽ thấy mùi hôi giảm hẳn, đồng thời bồn cầu cũng trở nên sạch sẽ hơn.
Sử dụng tinh dầu thơm để xử lý bồn cầu bị bốc mùi
Việc sử dụng tinh dầu thơm để xử lý bồn cầu bị bốc mùi cũng là một cách đơn giản và hiệu quả giúp tạo không gian thoáng đãng và dễ chịu cho nhà vệ sinh. Tinh dầu có khả năng khử mùi hôi nhờ vào các thành phần tự nhiên có trong nó, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mùi và tạo cảm giác sạch sẽ hơn.
Đầu tiên bạn cần cọ sạch bồn cầu bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và cặn bám. Sau khi bồn cầu đã được vệ sinh, nhỏ khoảng 5-10 giọt tinh dầu yêu thích của bạn vào lòng bồn cầu. Bạn có thể ngâm tinh dầu trong khoảng 5-10 phút để hương thơm lan tỏa và các chất khử mùi phát huy tác dụng. Cuối cùng, bạn hãy xả nước để loại bỏ cặn và lưu lại hương thơm dễ chịu trong không gian.
Dùng giấm để giải quyết mùi hôi
Bạn cũng có thể dùng giấm để giải quyết mùi hôi của bồn cầu. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả tương tự như sử dụng chanh. Giấm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi và làm sạch các cặn bám, giúp không gian nhà vệ sinh trở nên thơm tho hơn.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát giấm trắng và đổ trực tiếp vào lòng bồn cầu. Sau đó, đậy nắp lại và để giấm hoạt động trong khoảng 10 phút. Cuối cùng, bạn chỉ cần xả nước sạch để cuốn trôi mọi cặn bã và mùi hôi còn sót lại.
Sửa chữa đường ống thông khí
Việc sửa chữa đường ống thông khí thải cũng là một cách để khắc phục tình trạng bồn cầu bốc mùi hôi. Khi đường ống này bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng, không khí không thể thoát ra ngoài, dẫn đến mùi hôi bốc ngược lên bồn cầu.
Để thực hiện, bạn cần kiểm tra đường ống thông khí để xác định vị trí tắc nghẽn hoặc hư hỏng. Nếu ống thông khí bị nghẹt, bạn có thể áp dụng phương pháp thông ống bằng cách sử dụng dụng cụ thông ống hoặc hóa chất tẩy rửa để loại bỏ chất thải gây tắc nghẽn. Hoặc, nếu đường ống bị hư hỏng nặng, bạn nên thay mới đường ống hoặc liên hệ với trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để xử lý triệt để vấn đề.
Một số lưu ý để phòng tránh bồn cầu bị hôi
Bạn có thể lưu ý những điều sau đây để phòng tránh tình trạng bồn cầu bốc mùi hôi:
- Lắp đặt lỗ thông khí: Khi thi công hệ thống hầm cầu, bạn cần xây dựng thêm lỗ thông khí, để giúp không khí trong hầm cầu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm thiểu khả năng mùi hôi bốc lên.
- Thực hiện rút hầm cầu định kỳ: Việc rút hầm cầu theo chu kỳ (mỗi 3 đến 4 năm một lần) là điều cần thiết. Nếu không, hầm cầu có thể đầy, gây tràn ra bồn cầu và tạo mùi khó chịu. Rút hầm cầu sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bí khí thải và duy trì hoạt động ổn định của hệ thống.
- Sử dụng men vi sinh: Bạn nên đổ men vi sinh vào hầm cầu định kỳ để hỗ trợ quá trình phân hủy chất thải và giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn. Khoảng mỗi 3 tháng, bãn hãy đổ 3 gói men vi sinh để chất thải phân hủy nhanh hơn và ngăn ngừa việc hầm cầu bị đầy.
- Vệ sinh định kỳ: Bạn cần giữ cho bồn cầu và không gian nhà vệ sinh luôn sạch sẽ bằng việc vệ sinh định kỳ. Bởi vì việc này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại và làm giảm mùi hôi.
- Kiểm tra chân bồn cầu: Bạn nên kiểm tra chân bồn cầu, đảm bảo chúng không có lỗ hở, vì những khe hở này có thể là nơi cho mùi hôi thoát ra. Nếu phát hiện lỗ hở, bạn hãy tiến hành sửa chữa ngay để ngăn chặn tình trạng bốc mùi.
- Tránh vứt rác vào bồn cầu: Ban cần lưu ý hạn chế vứt các vật không phù hợp vào bồn cầu, như giấy vệ sinh, khăn ướt hoặc các chất thải rắn khác. Bởi vì những vật này có thể gây tắc nghẽn đường ống, gây ra mùi hôi khó chịu.
Qua những nguyên nhân bồn cầu bị hôi và cách khắc phục được đề cập trên bài viết, bạn hoàn toàn có thể xử lý tình trạng một cách hiệu quả ngay tại nhà. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách khắc phục, hãy liên hệ ngay đến Kim Quốc Tiến để được hỗ trợ nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn 6 cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện và an toàn
Tại sao bếp từ hiện lỗi E6? Cách khắc phục như thế nào?
Bếp từ lâu sôi là do đâu? Cách khắc phục vấn đề này hiệu quả
Bếp từ dương loại nào tốt? Top 8 lựa chọn hoàn hảo cho bạn