Khi sử dụng bếp gas, chắc hẳn không ít lần chiếc bếp của bạn không thể hoạt động bởi sự cố nghẹt khí gas, khiến cho quá trình nấu bị gián đoạn. Trong bài viết này, Kim Quốc Tiến sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục tình trạng bếp gas bị nghẹt chi tiết nhất.
Bếp gas bị nghẹt là gì? Dấu hiệu nhận biết
Bếp gas bị nghẹt là lỗi bếp không thể hoạt động bình thường khi lượng gas cung cấp không đủ. Điều này xảy ra do quá trình lưu thông khí gas bị cản trở bởi những tắc nghẽn tại lỗ thông gió hay một số linh kiện khác bên trong bếp.
Bạn có thể nhận biết tình trạng bếp gas bị nghẹt qua một số biểu hiện dưới đây:
- Bật bếp gas không cháy trong khi gas trong bình vẫn còn
- Lửa cháy không mạnh, chập chờn và không ổn định
- Ban đầu khi bật bếp, lửa cháy được một lúc thì tắt hẳn.
![Bếp ga bị nghẹt không cháy: Nguyên nhân và mẹo khắc phục tại nhà bếp ga bị nghẹt](https://kimquoctien.com/wp-content/uploads/2025/01/bep-gas-bi-nghet-01.jpg)
Nguyên nhân khiến bếp gas bị nghẹt và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bếp gas bị nghẹt. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục chi tiết:
Bụi bẩn và mảng bám tích tụ
Sau một thời gian nấu nướng, dầu mỡ, bụi bẩn và vụn thức ăn tích tụ lâu ngày quanh đầu đốt và hoặc rơi vào ống dẫn gas làm cho lỗ dẫn khí bị tắc nghẽn, lượng gas cung cấp cho bếp không đủ sẽ khiến lửa cháy yếu hoặc không ổn định. Do đó, để đảm bảo bếp luôn hoạt động tốt, bạn nên vệ sinh bếp thường xuyên.
Để vệ sinh bếp khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như bàn chải đánh răng, nước rửa chén, bọt biển, baking soda,… và thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên, bạn khóa van bình gas và tiến hành tháo kiềng bếp.
- Chuẩn bị một chậu nước rửa chén pha loãng. Tiếp đến, bạn nhấc đầu đốt ra khỏi bếp và cho vào ngâm trong chậu.
- Sau 20 – 30 phút, khi các vết bẩn đã bắt đầu mềm, bạn dùng bọt biển nhám để vệ sinh các vết bẩn. Nếu gặp phải các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể trộn baking soda với nước rồi dùng bàn chải đánh răng để chà sạch chúng.
- Sau khi các vết bẩn đã được loại bỏ, bạn đem đầu đốt xả lại bằng nước sạch rồi dùng khăn đầu đốt thật khô. Sau đó, lắp lại đầu đốt lại vị trí ban đầu rồi bật lửa để kiểm tra tình trạng hoạt động của bếp.
![Bếp ga bị nghẹt không cháy: Nguyên nhân và mẹo khắc phục tại nhà bếp ga bị nghẹt](https://kimquoctien.com/wp-content/uploads/2025/01/bep-gas-bi-nghet-02.jpg)
Do ống dẫn gas bị gập
Khi ống dẫn gas bị xoắn, uốn cong hay gập lại sẽ khiến cho khí gas không được lưu thông bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bếp gas bị nghẹt. Do đó, nếu phát hiện dây dẫn khí gas bị các tình trạng như trên, bạn nên điều chỉnh lại để khí gas được vận chuyển ổn định.
Đối với trường hợp ống dẫn bị nứt, cho dù vết nứt lớn hay nhỏ thì bạn cũng cần khóa van bình gas ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Hãy thay thế một ống dẫn khí gas mới để tiếp tục sử dụng bếp.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra và thay thế ống dẫn gas định kỳ để hiệu suất hoạt động luôn được tốt nhất, đồng thời đảm bảo an toàn khi sử dụng. Thời gian lý tưởng để thay mới phụ kiện này là sau mỗi 8 – 12 tháng sử dụng.
![Bếp ga bị nghẹt không cháy: Nguyên nhân và mẹo khắc phục tại nhà bếp ga bị nghẹt](https://kimquoctien.com/wp-content/uploads/2025/01/bep-gas-bi-nghet-03.jpg)
Nghẹt béc phun gas
Khí gas trong ống dẫn sẽ được phun ra qua bộ phận béc phun ở đầu ống dẫn để tạo ra lửa.
Nếu bộ phận này bị tắc nghẽn do bụi bẩn hay thức ăn thừa, lượng gas cung cấp cho ngọn lửa sẽ giảm. Điều này khiến cho lửa cháy yếu hoặc không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu suất nấu nướng.
Khi béc phun gas bị nghẹt, bạn có thể dùng xà phòng và bàn chải để vệ sinh. Cách thực hiện như sau:
- Để tháo được béc phun gas, đầu tiên bạn tiến hành tháo kiềng bếp và đầu đốt, rồi tiếp tục tháo cụm ống điếu và cần chỉnh gió. Sau đó, bạn cẩn thận nhắc bét phun ra rồi ngâm vào chậu nước nóng có phá một ít xà phòng từ 15 – 20 phút.
- Tiếp đến, bạn dùng bàn chải hoặc cọ mềm vệ sinh thật sạch các vết bẩn trên béc. Lưu ý, nên thực hiện nhẹ tay và không sử dụng cọ cứng để tránh làm hỏng béc.
- Sau đó, rửa sạch béc phun gas với nước sạch cho đến khi hết bụi bẩn và xà phòng rồi lau khô bằng khăn mềm. Đợi đến khi béc dẫn gas khô hoàn toàn thì tiến hành lắp lại và đầu đốt bếp gas.
![Bếp ga bị nghẹt không cháy: Nguyên nhân và mẹo khắc phục tại nhà bếp ga bị nghẹt](https://kimquoctien.com/wp-content/uploads/2025/01/bep-gas-bi-nghet-04.jpg)
Van gas hoạt động không ổn định
Van gas bị kẹt, không đóng mở linh hoạt hoặc hỏng sẽ không thể điều chỉnh lượng gas cung cấp cho bếp chính xác. Điều này khiến cho bếp gas hoạt động không ổn định, lửa cháy yếu hoặc không đều, thậm chí là không thể hoạt động. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên tiến hành thay mới van để bếp gas có thể hoạt động ổn định trở lại.
![Bếp ga bị nghẹt không cháy: Nguyên nhân và mẹo khắc phục tại nhà bếp ga bị nghẹt](https://kimquoctien.com/wp-content/uploads/2025/01/bep-gas-bi-nghet-05.jpg)
Áp suất gas quá thấp
Áp suất gas quá thấp có thể khiến cho bếp hoạt động không được bình thường. Nguyên nhân có thể là do khí gas trong bình gas sắp hết, bạn cần thay một bình gas mới để tiếp tục sử dụng.
Ngoài ra, áp suất gas thấp cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân đường ống dẫn gas bị rò rỉ hoặc có vấn đề về kỹ thuật. Bạn nên liên hệ với đơn vị bảo hành, sửa chữa để tiến hành kiểm tra và xử lý vấn đề này.
![Bếp ga bị nghẹt không cháy: Nguyên nhân và mẹo khắc phục tại nhà bếp ga bị nghẹt](https://kimquoctien.com/wp-content/uploads/2025/01/bep-gas-bi-nghet-06.jpg)
Do không khí lọt vào ống dẫn gas làm cho bếp bị nghẹt
Không khí lọt vào ống dẫn gas có thể khiến cho bếp gas bị nghẹt và hoạt động không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do lắp đặt ống dẫn gas không đúng cách tạo ra các khoảng trống, từ đó không khí bên ngoài có thể lọt vào trong ống.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy vặn nút bếp và chờ khoảng 2 giây rồi mới đánh lửa. Lặp lại thao tác này từ 3 – 5 lần để không khí thoát ra ngoài và lưu ý phải thực hiện thật chậm.
![Bếp ga bị nghẹt không cháy: Nguyên nhân và mẹo khắc phục tại nhà bếp ga bị nghẹt](https://kimquoctien.com/wp-content/uploads/2025/01/bep-gas-bi-nghet-07.jpg)
Biện pháp phòng ngừa tình trạng bếp ga bị nghẹt
Để tránh tình trạng bếp ga bị nghẹt và ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng, bạn hãy áp dụng ngay những biện pháp phòng ngừa đơn giản sau đây:
- Vệ sinh bếp gas thường xuyên: Bạn nên lau sạch bề mặt bếp, kiềng bếp và các bộ phận xung quanh sau mỗi lần nấu để giúp bếp luôn được sạch sẽ, hạn chế tình trạng hỏng hóc.
- Tránh để thức ăn bắn vào bếp: Nên sử dụng nồi, chảo có nắp đậy để hạn chế thức ăn bắn ra ngoài trong quá trình nấu.
- Kiểm tra ống dẫn gas: Thường xuyên kiểm tra xem ống dẫn gas có bị nứt, rò rỉ hay bị xoắn hay không. Nhanh chóng điều chỉnh lại ống dẫn hoặc thay thế ống mới nếu phát hiện nứt, gãy nghiêm trọng để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng loại gas chất lượng: Sử dụng các sản phẩm bếp gas, bình gas chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Đặt bếp gas ở nơi thoáng mát: Đặt bếp ở nơi khô ráo, rộng rãi và thoáng mát để không khí dễ dàng lưu thông, tránh tình trạng tích tụ khí gas gây nguy cơ cháy nổ cao.
- Bảo dưỡng bếp gas định kỳ: Nên kiểm tra, bảo dưỡng bếp gas định kỳ từ 6 – 8 tháng/lần để đảm bảo các linh kiện bếp luôn trong trạng thái tốt nhất.
Bếp gas bị nghẹt là tình trạng thường gặp, gây bất tiện và có thể làm gián đoạn quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, Kim Quốc Tiến hy vọng bạn sẽ xác định được nguyên nhân và tiến hành khắc phục vấn đề này một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đừng quên theo dõi website www.kimquoctien.com thường xuyên để đón xem những kiến thức hữu ích nhé!