Top Banner

Bếp từ lâu sôi là do đâu? Cách khắc phục vấn đề này hiệu quả

Sau khi sử dụng bếp từ một thời gian, bạn có thể gặp tình trạng bếp từ sôi chậm, đôi khi sôi không đều, làm kéo dài thời gian chế biến món ăn. Vậy, bếp từ lâu sôi do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng Kim Quốc Tiến giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Sử dụng dụng cụ nồi chảo không tương thích

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ, vì vậy chỉ có nồi, chảo có đáy nhiễm từ (thường là inox, gang, thép từ) mới có thể hấp thụ và chuyển hóa thành nhiệt. Nếu bạn sử dụng nồi có đáy không nhiễm từ, khả năng truyền nhiệt sẽ bị giảm đáng kể, khiến bếp từ không thể đun nóng đều, dẫn đến tình trạng sôi lâu hơn.

Ngoài ra, sử dụng nồi/chảo có kích thước không tương thích với vùng nấu hoặc đáy nồi bị lồi lõm, cong vênh cũng khiến bếp khó sôi, làm chậm quá trình nấu nướng.

bếp từ lâu sôi
Sử dụng nồi không đúng kích thước hoặc đáy nồi không nhiễm từ có thể khiến bếp sôi lâu

Để khắc phục, bạn nên lựa chọn các loại nồi dùng cho bếp từ để đun nấu. Nếu bạn không biết được rằng nồi nào có đáy từ thì có thể kiểm tra đáy nồi xem có dấu hiệu nhiễm từ hay không bằng cách sử dụng một nam châm. Nếu nam châm hút được, nồi đó phù hợp với bếp từ. Đồng thời, hãy sử dụng nồi có đáy phẳng, tránh các nồi có đáy lồi hoặc lõm. Nên chọn nồi có kích thước phù hợp với vùng nấu của bếp, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, khiến bếp từ đun lâu sôi.

Điều chỉnh mức công suất thấp

Công suất quá thấp có thể làm giảm khả năng đun nóng nhanh của bếp từ. Mỗi bếp từ thường có các mức công suất cơ bản từ 1 – 9, và khi bạn chọn mức công suất quá thấp (ví dụ từ 1 – 3), nhiệt độ thường chỉ đạt 60 – 120 độ C. Mức này chỉ phù hợp cho việc hầm hoặc ủ thức ăn chứ không thích hợp để đun sôi nhanh do đó, thời gian nấu sẽ kéo dài hơn.

Đặc biệt, nếu bạn chỉ nấu một lượng nhỏ thức ăn, công suất thấp sẽ làm cho bếp từ mất nhiều thời gian để tăng nhiệt, khiến quá trình nấu chậm và không hiệu quả.

Để bếp từ hoạt động nhanh và hiệu quả hơn, bạn nên điều chỉnh công suất lên mức phù hợp với lượng thức ăn và nhu cầu nấu. Các mức công suất từ 4 đến 8 thường được sử dụng để xào, chiên hoặc nấu các món ăn yêu cầu nhiệt độ trung bình đến cao. Mức công suất 9 hoặc Booster là mức tối đa và nên sử dụng để đun sôi nước hoặc khi có nhu cầu nấu nhanh. Bạn cần đảm bảo sử dụng công suất từ 1800W trở lên để nhiệt độ được ổn định và quá trình nấu ăn diễn ra nhanh chóng.

bếp từ lâu sôi
Nên điều chỉnh mức công suất từ 1800W trở lên khi muốn đun sôi nhanh

Nguồn điện không ổn định

Bếp từ yêu cầu nguồn điện ổn định để duy trì hiệu suất. Nếu điện áp thấp hoặc không ổn định, bếp sẽ không nhận đủ năng lượng để chuyển thành nhiệt. Nguyên nhân có thể do trong những giờ cao điểm, khi nhiều thiết bị điện cùng sử dụng, điện áp có thể giảm xuống, khiến bếp từ không nhận đủ năng lượng để vận hành.

Điều này dẫn đến tình trạng bếp từ không đủ nhiệt để nấu thức ăn, dù đèn bếp vẫn bật sáng và hoạt động, quạt tản nhiệt vẫn quay nhưng không đạt hiệu suất tối ưu. Ngoài ra cũng có thể do bạn đã sử dụng bếp để đun nấu quá lâu, trong khoảng thời gian dài mà không ngừng nghỉ cũng có thể khiến bếp sôi lâu hơn khi mới sử dụng.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên lắp đặt một ổn áp cho bếp từ, giúp duy trì điện áp ổn định. Nếu gia đình bạn sử dụng nhiều thiết bị điện, hãy cân nhắc sử dụng một aptomat riêng cho bếp từ để tránh quá tải. Ngoài ra, trong những giờ cao điểm khi nguồn điện yếu, bạn có thể tắt các thiết bị không cần thiết khác để giảm tải điện năng trong lúc sử dụng bếp từ. Điều này sẽ giúp đảm bảo bếp từ hoạt động hiệu quả và nấu ăn nhanh hơn.

bếp từ lâu sôi
Hãy rút phích cắm các thiết bị khác đi cần dùng bếp từ để đun nấu nhanh

Không thường xuyên vệ sinh mặt bếp

Bếp từ có hệ thống điều khiển cảm ứng nhạy bén, nhưng nếu mặt bếp bị bẩn hoặc có dị vật bám vào (như thức ăn, dầu mỡ, miếng lót nồi), hiệu suất truyền nhiệt sẽ bị ảnh hưởng. Mặt bếp không sạch sẽ làm cho các vùng cảm ứng không thể hoạt động đúng cách, dẫn đến tình trạng nhiệt truyền không đều và kéo dài thời gian sôi. Thậm chí, vết bẩn tích tụ lâu ngày có thể gây hỏng hóc cho hệ thống điều khiển và làm giảm tuổi thọ của bếp.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên biết cách vệ sinh bếp từ sau mỗi lần sử dụng. Dùng khăn mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để lau sạch các vết bẩn, dầu mỡ hoặc thức ăn còn sót lại trên bề mặt bếp. Tránh dùng các vật cứng hoặc chất tẩy mạnh có thể làm trầy xước mặt kính bếp. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra thường xuyên xem có dị vật nào (miếng lót nồi, tấm chuyển nhiệt) bám trên bếp không, nếu có, cần tháo ra và làm sạch để đảm bảo bếp hoạt động hiệu quả.

bếp từ lâu sôi
Thường xuyên vệ sinh mặt bếp từ để đảm bảo hiệu suất nấu nướng

Tình trạng bếp từ lâu sôi và nóng không đều có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu biết cách khắc phục đúng sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào. Lưu lại ngay các cách xử lý bếp từ nóng yếu, lâu sôi mà Kim Quốc Tiến vừa chia sẻ trên đây để phòng khi cần thiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Ảnh
  • Mã sản phẩm
  • Đánh giá
  • Giá
  • Tình trạng
  • Khả năng
  • Trọng lượng
  • Kích thước
  • Additional information
  • Thuộc tính
  • Custom attributes
  • Custom fields
Click outside to hide the comparison bar
So sánh
So sánh ×
Let's Compare! Continue shopping