Bếp từ hiện đang trở thành lựa chọn ưu tiên thay thế cho các loại bếp ga, bếp hồng ngoại… nhờ sở hữu độ an toàn cao, tiện lợi và hiệu suất vượt trội. Với thiết kế tinh tế và công nghệ cảm ứng từ hiện đại, loại bếp này giúp tiết kiệm thời gian nấu ăn và giảm thiểu chi phí điện năng. Cùng Kim Quốc Tiến khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ trong bài viết sau đây để hiểu rõ thêm về quá trình sinh nhiệt của bếp.
Cấu tạo của bếp từ
Để đảm bảo tính thẩm mỹ phù hợp với nhu cầu người dùng, bếp từ ngày nay được với đa dạng kiểu dáng sang trọng, hiện đại như hình vuông hoặc hình tròn. Bếp từ được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đảm nhận một vai trò riêng biệt để đảm bảo hiệu suất và an toàn khi sử dụng:
- Bề mặt kính: Có tác dụng bảo vệ thân bếp và các bộ phận bên trong bếp. Bếp từ khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn, vì vậy bề mặt bếp thường được làm bằng các loại kính chịu nhiệt tốt như Ceramic. Đồng thời mặt kính cũng cần có khả năng chống trầy xước và chịu va đập tốt, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Bảng điều khiển: Bảng điều khiển thường được đặt trên bề mặt bếp, có các nút bấm vật lý hoặc nút cảm ứng tùy vào dòng bếp. Người dùng sẽ lựa chọn các nút bấm để chọn chế độ nấu, nhiệt độ,… trong quá trình nấu nướng.
- Mâm nhiệt (cuộn cảm): Có tác dụng tạo ra nhiệt thông qua từ trường cảm ứng, đảm bảo bếp hoạt động hiệu quả, ổn định và an toàn trong quá trình sử dụng.
- Quạt làm mát (quạt tản nhiệt): Đóng vai trò làm mát các linh kiện bên trong bếp. Bộ phận này có nhiệm vụ cân bằng lại nhiệt độ, ngăn chặn việc bếp từ bị quá nhiệt khi hoạt động với công suất cao trong thời gian dài. Từ đó đảm bảo độ ổn định, bền bỉ của bếp..
- Bo mạch điện tử: Cung cấp dòng điện tần số cao cho cuộn cảm trong bếp, đồng thời tiếp nhận và xử lý các thao tác mà người dùng chọn trên bảng điều khiển.
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Bếp sử dụng cuộn dây cảm ứng (mâm từ) làm từ vật liệu dẫn điện (thường làm bằng đồng), đặt dưới mặt kính của bếp. Khi cắm dây nguồn vào ổ điện, dòng điện xoay chiều sẽ chạy qua cuộn dây này, tạo ra một từ trường biến thiên. Nếu đặt nồi nấu bằng kim loại có từ tính lên bếp, từ trường sẽ tương tác với kim loại. Từ đó sinh ra dòng điện xoáy, khiến các phân tử nhiễm từ dao động và tạo nhiệt, làm nóng trực tiếp đáy nồi.
Quá trình này chỉ tạo nhiệt tại đáy nồi mà không làm nóng mặt kính hay môi trường xung quanh, nhiệt độ của bếp luôn thấp hơn nhiệt độ của đáy nồi. Nhiệt lượng được truyền đều vào nồi nấu thức ăn, làm quá trình nấu nhanh hơn và giảm thiểu thất thoát ra môi trường. Điều này cũng khiến mặt bếp luôn mát và an toàn khi chạm vào, ngay cả khi đang đun nấu.
Tuy nhiên, do bếp từ chỉ tương tác với nồi có đáy từ, nên bạn cần sử dụng các loại nồi chuyên dụng để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Với cơ chế chuyển đổi trực tiếp điện năng thành nhiệt, bếp từ được người dùng đánh giá cao đánh giá cao về khả năng tiết kiệm điện năng.
Ưu điểm và nhược điểm của bếp từ
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ khá đơn giản vừa mang đến lợi ích cho người sử dụng, đồng thời cũng đem lại một số nhược điểm nhất định:
Ưu điểm của bếp từ
Bếp từ hiện được rất nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:
- Tiết kiệm điện năng: Do bếp từ không sinh nhiệt trên bề mặt bếp mà tác động trực tiếp vào đáy nồi giúp hiệu suất đun nấu cao lên tới 90%. Điều này làm giảm thời gian nấu nướng và tiết kiệm nhiên liệu so với bếp ga.
- An toàn cho người sử dụng: Bếp từ không sản sinh khí độc như CO2 hay bức xạ có hại, đảm bảo an toàn sức khỏe gia đình. Đồng thời, nguyên lý hoạt động của bếp từ khá đặc biệt giúp bề mặt bếp luôn mát, không gây bỏng khi chạm vào, đặc biệt phù hợp cho các gia đình có trẻ nhỏ
- Tính thẩm mỹ cao: Bếp từ hiện được thiết kế với đa dạng kiểu dáng, mấu mã. Đặc biệt, với các gia đình theo phong cách hiện đại có thể chọn loại bếp từ lắp âm tạo không gian bếp sang trọng. Đồng thời giúp tiết kiệm diện tích, khiến căn bếp trở nên rộng rãi hơn.
- Dễ vệ sinh: Mặt kính của bếp từ được làm từ vật liệu cao cấp, ít bám bẩn, dễ dàng lau chùi, tiết kiệm thời gian dọn dẹp sau khi nấu nướng.
- Nhiều tính năng hiện đại: Bếp từ được trang bị các tính năng như hẹn giờ, khóa an toàn, cảnh báo nhiệt và tự động tắt khi không có nồi, mang đến sự tiện lợi và an tâm khi sử dụng.
Nhược điểm của bếp từ
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên khi quyết định sử dụng bếp từ, bạn cũng cần lưu ý đến một vài nhược điểm của bếp:
- Chỉ sử dụng nồi có đáy từ: Bếp từ khá kén nồi, chỉ có thể sử dụng các loại nồi chuyên dụng có đáy nhiễm từ. Vì thế, nếu gia đình bạn không có sẵn các loại nồi này sẽ phải mua mới, gây tốn kém chi phí. Hoặc phải chuẩn bị các công cụ hỗ trợ khác như mâm từ, không đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Yêu cầu hệ thống điện ổn định: Bếp từ hoạt động bằng cách chuyển điện năng thành nhiệt năng. Do đó, khi không được cấp nguồn điện, bếp từ sẽ không thể sử dụng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo, cũng như nguyên lý hoạt động của bếp từ mà Kim Quốc Tiến đã tổng hợp lại. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thể đưa ra quyết định có nên sử dụng bếp từ không. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ bán bếp từ chính hãng, uy tín, nhanh tay liên hệ với Kim Quốc Tiến qua hotline để được hỗ trợ nhanh nhất:
- Tư vấn online khu vực miền Nam: 098.6666.516
- Tư vấn online khu vực miền Trung: 091.3333.518
- Tư vấn online khu vực miền Bắc: 098.6666.519
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bếp từ 2000W có tốn điện không? Mẹo dùng bếp từ 2000W tiết kiệm điện
Bếp từ bị rò điện do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Bếp từ bị chập chờn – Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Bếp từ hiện chữ H là bị sao? Khắc phục thế nào hiệu quả?