Bếp từ bị chập điện không chỉ gây ra bất tiện trong quá trình nấu nướng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn điện. Bài viết dưới đây Kim Quốc Tiến sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bếp từ bị chập điện, từ đó đảm bảo an toàn cho gia đình và duy trì hiệu suất hoạt động của thiết bị cũng như nâng cao tuổi thọ sử dụng của bếp từ.
Nguyên nhân khiến bếp từ bị chập điện
Tình trạng bếp từ bị chập điện không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn. Có nhiều nguyên nhân khiến bếp từ bị chập điện, trong đó có một số nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng này bao gồm:
Quá tải nguồn điện hoặc điện áp không phù hợp
Nguồn điện bị quá tải là nguyên nhân hay gặp khiến bếp từ bị chập điện. Các dòng bếp từ hiện nay được sản xuất với công suất lớn nên để bếp hoạt động ổn định cần có nguồn điện áp ổn định. Tuy nhiên, đại đa số các gia đình hiện nay thường sử dụng hệ thống dây điện không đảm bảo dẫn đến tình trạng bị quá tải nguồn điện khi sử dụng bếp từ. Điều này dẫn đến tình trạng bị chập điện, nguy hiểm hơn là gây mất an toàn, thiệt hại về người và tài sản.
Do đó, khi sử dụng bếp từ người dùng cần tính toán thiết kế nguồn điện phù hợp để bếp từ cũng như các thiết bị khác trong gia đình hoạt động ổn định.
Ví dụ: nếu bếp từ có công suất 2000W thì cần sử dụng đường dây điện chịu tải 2000W trở nên, nếu sử dụng đường dây điện chịu tải 1500W rất dễ xảy ra vấn đề quá tải, chập điện hoặc cháy nổ.
Tác động từ tụ điện cộng hưởng
Bếp từ sử dụng một cuộn dây để tạo ra từ trường và làm nóng nồi thông qua mặt bếp giúp nấu chín thực phẩm. Tuy nhiên, nếu công suất của tụ điện cộng hưởng không đạt mức tiêu chuẩn hoặc tạo ra tín hiệu không ổn định làm tăng cường độ dòng điện gây ra cộng hưởng từ. Nếu cường độ dòng điện này vượt quá mức cho phép, nó có thể dẫn đến việc bếp từ bị chập điện, nguy hiểm hơn là khiến aptomat bị nổ, gây mất an toàn cho người dùng.
Mạch kích thích ống IGBT bị xung mạch
Mạch đồng bộ (VCE) là một phần quan trọng trong sơ đồ mạch điện của bếp từ, có tác dụng kiểm soát và điều chỉnh dòng điện, đồng bộ hóa các đuôi xung mạch của phần ống xung mạch IGBT.
Khi mạch đồng bộ (VCE) hoạt động không ổn định hoặc gặp sự cố kích thích ống xung mạch IGBT, có thể dẫn đến việc phân phối điện năng không đều, gây ra tình trạng chập điện.
Sử dụng nồi không phù hợp với bếp
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, nên chỉ những loại nồi và chảo có đáy nhiễm từ mới có thể sử dụng với bếp từ. Nếu bạn sử dụng nồi không phù hợp, chẳng hạn như nồi bằng nhôm, thủy tinh hay gốm sứ, sẽ không tạo ra được từ trường cần thiết để làm nóng. Khi nhiệt lượng bếp từ tạo ra để làm nóng nồi nhưng nồi không hấp thụ được lượng nhiệt năng tạo nên sự chênh lệch về nhiệt độ gây hiện tượng chập điện.
Bảng điều khiển bếp từ bị đè, dính bẩn, dính nước
Khi bảng điều khiển bị đè, các nút bấm có thể bị kích hoạt liên tục, dẫn đến việc bếp không nhận diện đúng tín hiệu từ người dùng, gây ra tình trạng chập điện. Ngoài ra, nếu bảng điều khiển dính bẩn, bụi bẩn hoặc nước, nó có thể làm cản trở sự tiếp xúc giữa các mạch điện bên trong, khiến cho bếp hoạt động không bình thường. Những chất bẩn này có thể tạo ra ngắn mạch, dẫn đến nguy cơ chập điện và hư hỏng thiết bị.
Các nguyên nhân khác
Bếp từ có thể bị chập cháy do một số nguyên nhân như:
- Ổ cắm, phích cắm không đảm bảo.
- Sử dụng bếp từ liên tục quá lâu.
- Do người dùng sử dụng bếp từ chưa đúng cách.
Cách khắc phục khi bếp từ bị chập điện
Để đảm bảo bếp từ hoạt động ổn định cũng như bảo vệ hệ thống điện tốt hơn, bạn nên lắp đặt thêm aptomat riêng cho bếp từ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các dòng điện quá mức, giảm nguy cơ chập điện cháy nổ nguy hiểm.
Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra cẩn thận nguồn điện cho bếp từ, đảm bảo bếp từ hoạt động với dòng điện áp lớn hơn để giảm thiểu rủi ro bếp từ có nguy cơ bị chập cháy trong quá trình sử dụng.
Đặc biệt, người dùng tuyệt đối không nên tự ý thay đổi linh kiện của bếp từ khi không có kiến thức về kỹ thuật mà cần tìm thợ kỹ thuật có chuyên môn hoặc các trung tâm bảo hành uy tín để khắc phục sự cố và xử lý các vấn đề hư hỏng của bếp từ.
Trong trường hợp bếp từ có hiện tượng chập điện thao tác đầu tiên là cần ngắt nguồn điện để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra. Sau đó cần kiểm tra cẩn thận hệ thống điện, đặc biệt là aptomat.
Cần làm gì để tránh việc bếp từ bị chập điện?
Để giảm thiểu nguy cơ bếp từ bị chập điện và đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị, bạn nên:
- Sử dụng nguồn điện áp phù hợp với công suất, hiệu điện thế của bếp từ
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đi kèm với bếp từ để biết cách vận hành bếp an toàn và đúng cách
- Ngắt nguồn điện khi không còn sử dụng bếp. Tuy nhiên, trước khi ngắt cần đảm bảo quạt tản gió của bếp đã tắt.
- Không bật bếp từ khi chưa đặt nồi nấu hoặc ấm nước lên vùng đun
- Sử dụng nồi chảo chuyên dụng cho bếp từ để đảm bảo bếp vận hành ổn định
- Tránh để nước tiếp xúc với bếp, nhất là các khu vực có ổ cắm điện bởi nước có thể gây ra nguy cơ chập điện
- Vệ sinh bếp từ thường xuyên sau mỗi lần nấu nướng bằng khăn mềm và chất tẩy rửa chuyên dụng.
Như vậy, bếp từ bị chập điện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục cụ thể. Khi bếp từ có hiện tượng chập điện kimquoctien.com khuyên bạn nên tìm đến thợ kỹ thuật có chuyên môn hoặc trung tâm bảo hành uy tín để hỗ trợ, xử lý dứt điểm, tuyệt đối không tự ý sửa chữa tránh tình trạng bếp bị hư hỏng nặng hơn. Để hạn chế hiện tượng bếp từ bị chập điện bạn cần sử dụng nguồn điện áp phù hợp cũng như sử dụng bếp từ đúng cách.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khám phá 13 lỗi và mã lỗi bếp từ thường gặp khi sử dụng
Bếp từ có nóng không? Cách khắc phục hiệu quả bếp từ bị nóng
Tìm hiểu cách sử dụng chai thả bồn cầu khử mùi hôi hiệu quả
Cách sửa vòi xịt bồn cầu bị rỉ nước hiệu quả tại nhà