Bạn đã bao giờ gặp tình huống bếp từ vẫn bật nhưng lại không nóng? Tại sao bếp từ vẫn hoạt động bình thường nhưng không sinh nhiệt, dù nồi đã đặt lên đúng vị trí? Đây là những vấn đề phổ biến mà người dùng bếp từ có thể gặp phải. Trong bài viết này, Kim Quốc Tiến sẽ giúp bạn nắm được các thông tin về nguyên nhân và giải pháp để để khắc phục tình trạng bếp từ không nóng, giúp bếp hoạt động hiệu quả trở lại.
Cách nhận biết bếp từ đã hoạt động nhưng không nóng
Bếp từ vẫn hoạt động nhưng không nóng có thể bao gồm các biểu hiện sau:
- Âm thanh và đèn hiển thị: Khi cắm điện, bếp từ phát ra tiếng “bíp” báo hiệu bật nguồn và các đèn trên bảng điều khiển vẫn sáng nhưng không có nhiệt.
- Hoạt động của quạt tản nhiệt: Quạt tản nhiệt của bếp vẫn quay, cho thấy bếp đang hoạt động nhưng lại không nóng
- Thức ăn không được nấu chín: Mặc dù đã đặt nồi lên vùng nấu và để trong một khoảng thời gian nhất định, thức ăn trong nồi không sôi và thành nồi vẫn nguội.
- Kiểm tra mặt bếp và nồi/chảo: Mặt bếp không nóng lên hoặc chỉ hơi nóng. Điều này có thể do bếp không tương thích với nồi/chảo được sử dụng, dẫn đến việc không đạt được nhiệt độ mong muốn.
- Thời gian nấu kéo dài: Thời gian đun nấu lâu hơn bình thường nhưng thức ăn vẫn không được nấu chín như mong đợi.
Nguyên Nhân và cách xử lý khi bếp từ không nóng
Bếp từ hoạt động nhưng không nóng, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp và các giải pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng này.
Điện áp không ổn định
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới là điện áp không ổn định. Bếp từ yêu cầu mức điện áp phù hợp để hoạt động hiệu quả. Khi điện áp trong nhà thấp hơn yêu cầu, bếp từ vẫn kết nối với nguồn điện, đèn và quạt gió hoạt động bình thường nhưng không tạo nhiệt để làm nóng xoong, nồi, chảo,….hoặc nếu có thì chỉ ấm nhẹ, làm gián đoạn quá trình nấu nướng.
Để khắc phục lỗi bếp từ chạy nhưng không nóng, bạn cần kiểm tra một số vấn đề như sau:
- Kiểm tra nguồn điện trong nhà có phù hợp với bếp từ hay không, đảm bảo sử dụng nguồn điện đủ lớn và phù hợp với hiệu suất cho phép của bếp từ.
- Không nên dùng chung ổ cắm của bếp với các thiết bị điện khác.
- Quá nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc cũng có thể làm giảm điện áp. Nên ưu tiên kết nối nguồn điện cho những thiết bị nào cần sử dụng cấp thiết nhất.
- Nếu gia đình bạn đang sống khu vực có điện áp không ổn định, hãy lắp đặt ổn áp riêng cho bếp từ để việc nấu nướng được an toàn và ổn định hơn.
Dụng cụ nấu không tương thích
Bếp từ rất kén chọn nồi chảo vì hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ. Khi nguồn điện chạy qua cuộn dây, nó tạo ra một từ trường làm nóng nồi có đáy nhiễm từ, từ đó nấu chín thực phẩm. Do đó, nếu bếp không nóng dù vẫn hoạt động, có thể là do nồi chảo không tương thích.
Để sử dụng bếp từ hiệu quả, bạn nên chọn bộ nồi chuyên dụng có đáy nhiễm từ. Bạn có thể nhận diện nồi phù hợp qua các ký hiệu từ trường hoặc dòng chữ “Induction” ở dưới đáy. Một cách đơn giản để kiểm tra là dùng nam châm: nếu nam châm hút chặt vào đáy nồi, nồi đó hoàn toàn phù hợp với bếp từ. Việc lựa chọn nồi đúng sẽ đảm bảo hiệu suất nấu nướng tốt nhất và an toàn cho thiết bị của bạn.
Xem thêm: Bếp từ dùng nồi gì? Tìm hiểu các loại nồi dùng cho bếp từ
Đặt dụng cụ nấu không được đặt đúng trung tâm vùng nấu
Dụng cụ đun nấu cần đặt đúng chính giữa của vùng nấu thì nhiệt độ mới được tỏa đồng đều. Nếu nồi hoặc chảo lệch khỏi vị trí này hoặc có kích thước không phù hợp, bếp sẽ hiển thị lỗi E0 và không hoạt động.
Vùng nấu nhỏ thích hợp dùng nồi nhỏ, vùng nấu lớn sẽ tương thích dùng với nồi có đáy lớn. Hãy đảm bảo nồi được đặt đúng trọng tâm và tránh kéo lê nồi trên bề mặt bếp để bảo vệ mặt kính, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm và đảm bảo an toàn khi nấu nướng.
Tụ Điện Lọc Nguồn 5uF Bị Yếu
Qua thời gian sử dụng, một số linh kiện bên trong bếp từ có thể hỏng hóc, tụ điện lọc nguồn 5uF cùng không ngoại lệ. Lúc này, tụ điện lọc nguồn 5uF có thể bị yếu, giảm điện dung, bếp vẫn có thể hoạt động nhưng không cung cấp đủ điện năng, dẫn đến hiện tượng tỏa nhiệt thấp hoặc không có nhiệt.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thường xuyên kiểm tra và thay thế tụ lọc điện 5uF khi phát hiện dấu hiệu suy yếu. Việc bảo dưỡng định kỳ không chỉ giúp bếp hoạt động hiệu quả mà còn kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Hỏng Sò Công Suất IGBT
Sò công suất IGBT hoạt động như một công tắc, điều khiển dòng điện để tạo ra trường từ, làm nóng đáy nồi chảo kim loại từ tính. Nhờ đó, bếp từ làm nóng nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, khi sò IGBT bị đứt CE (đứt mạch) cũng có thể gây ra tình trạng bếp từ vẫn hoạt động nhưng lại không sinh ra nhiệt. Thậm chí, trong trường hợp nghiêm trọng, sò công suất IGBT có thể gây cháy cầu chì hoặc nhảy aptomat khi bếp kết nối với nguồn điện.
Giải pháp duy nhất để khôi phục hoạt động của bếp từ là thay thế linh kiện này. Việc thực hiện sửa chữa kịp thời không chỉ giúp bếp hoạt động hiệu quả trở lại mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Bếp đang ở chế độ khóa an toàn
Người dùng có thể sử dụng chế độ khóa an toàn khi lau chùi bếp trong quá trình nấu mà không lo gây nguy hiểm. Đặc biệt, chức năng này tránh tình trạng trẻ nhỏ nô đùa có thể chạm vào bếp gây mất an toàn.
Khi bật chế độ này, các tính năng khác đều bị vô hiệu hóa và gây ra tình trạng bếp vẫn hoạt động nhưng không sinh ra nhiệt.Để mở khóa, chỉ cần nhấn và giữ nút khóa cho đến khi bếp phát ra tiếng “bíp” và đèn hiển thị tắt, lúc này bếp sẽ hoạt động bình thường.
Trong trường hợp, bạn đã mở khóa nhưng bếp vẫn gặp tình trạng đó, hãy thử tắt nguồn và bật lại, hoặc ngắt nguồn điện trong khoảng 10 giây trước khi khởi động lại. Việc này giúp khôi phục chức năng bếp và đảm bảo an toàn khi nấu nướng.
Đầu đốt vùng nấu bị lỗi
Đầu đốt của bếp từ là cuộn dây đồng được thiết kế nằm dưới mỗi vùng nấu. Khi kết nối với nguồn điện, cuộn dây đồng tạo ra từ trường, làm nóng vùng nấu và đun chín thức ăn. Nếu cuộn dây này bị hỏng hoặc mòn, vùng nấu sẽ không nóng mặc dù bếp vẫn được cắm điện.
Khi gặp sự cố với đầu đốt, bạn không nên tự tháo bếp để tránh nguy hiểm và không làm ảnh hưởng đến các linh kiện khác. Thay vào đó, hãy mang bếp đến nơi mua hoặc trung tâm bảo hành để được sửa chữa kịp thời và đảm bảo an toàn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bếp từ
Để bếp từ hoạt động hiệu quả và bền lâu, việc biết cách sử dụng bếp từ là điều vô cùng quan trọng. Sau đây là những điều quan trọng bạn nên chú ý khi sử dụng bếp từ.
- Tránh sử dụng bếp ở mức nhiệt cao trong thời gian dài: Để tránh làm hư hỏng các linh kiện bên trong bếp do sự gian nở nhiệt, bạn nên tăng nhiệt độ của bếp lên từ từ, không tăng đột ngột. Hơn nữa, việc nấu ăn ở nhiệt độ cao liên tục có thể làm giảm tuổi thọ của bếp và hư hỏng bên trong.
- Thường xuyên kiểm tra hiệu suất và hoạt động của bếp: Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường như chớp tắt liên tục, tự tắt nguồn khi đang nấu,… cần tiến hành kiểm tra cẩn thận để tìm ra nguyên nhân vấn đề. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề, đảm bảo bếp hoạt động ổn định và an toàn cho người sử dụng.
- Thay thế các linh kiện hỏng hóc khi cần: Khi gặp sự cố với các linh kiện, bo mạch không ổn định,… cần thay thế ngay để tránh các lỗi nghiêm trọng hơn và tránh tốn kém chi phí sửa chữa sau này.
Tóm lại, khi bếp từ hoạt động nhưng không nóng, các nguyên nhân thường gặp có thể bao gồm do nồi/chảo không tương thích, sử dụng sai cách hoặc linh kiện bên trong bếp gặp sự cố. Giải pháp nhanh chóng là kiểm tra nồi sử dụng, điều chỉnh mức nhiệt hợp lý, và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra hiệu suất hoạt động của bếp để đảm bảo độ bền lâu dài.
Việc bảo dưỡng định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho bếp từ luôn hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ. Nếu bạn không thể tự mình khắc phục các vấn đề phát sinh, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc thợ chuyên nghiệp để nhận được hỗ trợ và sửa chữa kịp thời
Xem thêm một số chính sách và trung tâm bảo hành của một số thương hiệu bếp từ hiện nay:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách khắc phục bếp từ hiện chữ L, không chỉnh được nhiệt độ
Nên mua bếp từ đơn hay đôi? Bí quyết chọn bếp từ phù hợp
Hướng dẫn 6 cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện và an toàn
Tại sao bếp từ hiện lỗi E6? Cách khắc phục như thế nào?