Bếp từ ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình hiện đại nhờ tính tiện lợi, an toàn và hiệu suất nấu nướng cao. Không chỉ tiết kiệm thời gian, bếp từ còn giúp giảm nguy cơ cháy nổ và tiết kiệm điện năng đáng kể. Tuy nhiên, để có thể sử dụng bếp từ đúng cách và hiệu quả, người mới bắt đầu cần nắm rõ một số kỹ thuật cơ bản. Hãy cùng Kim Quốc Tiến tìm hiểu chi tiết cách sử dụng bếp từ qua hướng dẫn dưới đây.
Các bước sử dụng bếp từ cho người mới
Trước khi bắt đầu sử dụng bếp từ, bạn cần nắm rõ các nút chức năng cơ bản trên bảng điều khiển bếp từ.
- Số 1: Bật/tắt bếp từ
- Số 2: Thanh điều chỉnh nhiệt độ bếp
- Số 3: Chế độ hẹn giờ
- Số 4: Tăng mức nhiệt tối đa (Booster)
- Số 5: Khóa trẻ em
- Số 6: Chức năng tạm khóa bếp để vệ sinh
Sau khi đã làm quen với các nút của bảng điều khiển, Kim Quốc Tiến sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng bếp từ, giúp bạn nhanh chóng làm quen và sử dụng bếp từ một cách dễ dàng.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ nấu phù hợp và đặt lên bếp
- Hãy lựa chọn nồi, chảo phù hợp vì bếp từ chỉ hoạt động với các loại nồi có đáy từ tính (inox, thép không gỉ). Để kiểm tra, bạn có thể dùng nam châm để thử xem đáy nồi có hút nam châm hay không.
- Đảm bảo đáy nồi vừa với vùng nấu của bếp từ để tối ưu hóa hiệu quả gia nhiệt.
- Đặt dụng cụ nấu vào trung tâm của vùng nấu. Bếp từ chỉ hoạt động khi có nồi trên mặt bếp, nên nếu không có nồi, bếp sẽ không gia nhiệt.

Bước 2: Kết nối dây dẫn bếp từ với nguồn điện
- Trước tiên, bạn nên kiểm tra nguồn điện vì bếp từ yêu cầu nguồn điện ổn định (thường là 220V). Hãy chắc chắn rằng ổ điện của bạn chịu được công suất bếp.
- Sau khi đã kết nối với nguồn điện, bếp sẽ phát âm thanh thông báo. Lúc này bạn đã có thể bắt đầu nấu ăn, hãy nhấn nút ON (bật) để khởi động bếp từ và sau khi nấu xong bạn nhấn nút OFF (tắt) để tắt bếp từ.

Bước 3: Chọn chế độ nấu ăn và điều chỉnh nhiệt độ
- Đa số các bếp từ đều có các chế độ nấu tự động được cài đặt sẵn như đun sôi, chiên xào, hầm,… Bạn có thể chọn chế độ này bằng cách nhấn vào biểu tượng hoặc nút tương ứng trên bảng điều khiển.
- Các bếp từ thường có các mức công suất nhiệt từ 1 đến 9 hoặc 1 đến 12, tùy vào dòng bếp. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu nấu nướng. Lưu ý, bếp từ gia nhiệt rất nhanh, vậy nên bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ để tránh thức ăn bị cháy, hoặc có thể sử dụng chức năng hẹn giờ để nấu ăn.

Bước 4: Tắt bếp khi nấu xong
- Khi món ăn đã hoàn thành, nhấn nút OFF để tắt bếp. Chờ một lúc (30 giây – 01 phút) để quạt làm mát trong bếp từ tự động tắt hoàn toàn.
- Để đảm bảo an toàn, bạn hãy rút phích cắm ra khỏi ổ điện khi không sử dụng.
Bước 5: Vệ sinh bếp sau khi sử dụng
- Sau khi tắt bếp, hãy kiên nhẫn chờ bếp nguội hẳn thường là 5 – 10 phút sau khi nấu. Việc đợi đến khi bề mặt hoàn toàn mát sẽ giúp bạn vệ sinh an toàn hơn, đồng thời bảo vệ lớp kính cao cấp của bếp.
- Người dùng nên học cách vệ sinh bếp từ sao cho thật cẩn thận, dùng khăn mềm kết hợp với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành riêng cho bếp từ, giúp loại bỏ dầu mỡ, vết bẩn. Đặc biệt, bạn nên tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh chứa hóa chất ăn mòn hoặc các vật dụng thô cứng như miếng cọ
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng bếp từ mang lại an toàn và hiệu quả
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng bếp từ để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Kiểm soát nhiệt độ và công suất
- Bếp từ gia nhiệt rất nhanh, do đó cần điều chỉnh nhiệt độ hoặc công suất phù hợp với món ăn. Bắt đầu từ mức nhiệt thấp để làm quen và tăng dần nếu cần thiết. Việc này giúp tránh tình trạng cháy khét hoặc nấu đồ ăn không đủ chín.
- Hạn chế để bếp từ hoạt động liên tục ở mức công suất cao trong thời gian dài. Việc này không chỉ có thể làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của bếp mà còn có thể gây ra tình trạng quá nhiệt, làm hỏng các linh kiện bên trong.

Không nên rút dây khỏi nguồn điện ngay sau khi nấu
- Sau khi tắt bếp, quạt tản nhiệt bên trong vẫn hoạt động để làm mát các linh kiện. Do đó, bạn không nên ngắt nguồn điện ngay lập tức.
- Hãy chờ khoảng 5-10 phút để bếp nguội và quạt làm mát hoàn thành nhiệm vụ, giúp bảo vệ bếp khỏi hư hại do quá nhiệt.

Trang bị ổ cắm điện riêng cho bếp từ
- Bếp từ có công suất rất lớn (có thể lên đến 6000W) nên cần một nguồn điện ổn định và bạn hãy sử dụng ổ điện chịu tải tốt, tránh dùng chung ổ cắm với nhiều thiết bị khác để tránh quá tải điện.
- Sử dụng ổ cắm riêng cho bếp từ sẽ giúp tránh tình trạng quá tải điện, bảo vệ bếp và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

Đặt bếp ở vị trí thoáng mát
- Tránh đặt bếp từ ở nơi ẩm ướt hoặc quá gần các nguồn nhiệt khác như bếp gas, lò vi sóng. Điều này giúp bảo vệ các linh kiện bên trong bếp và đảm bảo quá trình tản nhiệt diễn ra hiệu quả.
- Ngoài ra, nên đặt bếp trên bề mặt phẳng, vững chắc để tránh rung lắc trong quá trình nấu.
Bảo quản và vệ sinh bếp từ đúng cách
- Bếp từ sử dụng bảng điều khiển cảm ứng, thế nên bạn cần tránh chạm vào bảng điều khiển khi tay còn ướt hoặc khi trên bếp có đọng nước để tránh gây lỗi hoặc làm hỏng hệ thống điều khiển.
- Sau khi nấu xong, chờ bếp nguội rồi lau sạch bề mặt bằng khăn mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc cái chất tẩy rửa thiên nhiên, thân thiện. Tránh sử dụng vật cứng, như bàn chải sắt, hay chất tẩy rửa mạnh có thể làm trầy xước bề mặt kính của bếp.

Ngoài ra, còn một số lưu ý khi sử dụng bếp từ khác bạn cũng cần quan tâm để sử dụng bếp tiết kiệm điện.
Để bếp từ có thể hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ, bạn cần nắm vững cách sử dụng bếp từ cũng như những lưu ý quan trọng. Qua bài viết trên của Kim Quốc Tiến, hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức cần thiết để tự tin sử dụng bếp từ một cách an toàn và hiệu quả trong gian bếp của mình.
Kiến thức quan trọng cần nắm: Bật mí top 4 cách vệ sinh mặt bếp từ bị cháy hiệu quả