Bếp từ bị chập chờn là vấn đề thường xuyên xảy ra khi sử dụng. Tình trạng này xuất hiện với tần suất thường xuyên không chỉ làm gián đoạn việc nấu nướng, mà còn gây khó chịu cho người dùng và ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị. Cùng Kim Quốc Tiến tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả để bếp từ hoạt động ổn định trở lại ngay trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết bếp từ bị chập chờn
Dù được coi là thiết bị nhà bếp hiện đại hiện nay, thế nhưng bếp từ vẫn có thể gặp phải các vấn đề kỹ thuật nhất định. Một số dấu hiệu để nhận biết bếp từ bị chập chờn như:
- Bếp từ tự động tắt khi đang hoạt động mà không có thao tác từ người dùng.
- Bảng điều khiển cảm ứng không ổn định, lúc bật lúc tắt, hoặc chọn chế độ này nhưng lại chuyển sang chế độ khác.
- Khi khởi động, bếp từ bật và tắt liên tục khi chưa kịp làm nóng.
- Bếp hoạt động trong một thời gian ngắn rồi tự động tắt, và khi khởi động lại, tình trạng này lại tái diễn.
Nguyên nhân và cách khắc phục khi bếp từ bị chập chờn
Nếu gia đình bạn sử dụng bếp từ và cũng gặp tình trạng bị chập chờn, chứng tỏ bếp đã bị lỗi. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Do điện áp không ổn định
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bếp từ bị chập chờn là do nguồn điện áp không ổn định. Do hiệu suất bếp từ khá cao nên cần kết nối với một nguồn điện áp mạnh và ổn định mới có thể hoạt động hiệu quả. Trường hợp nguồn điện áp yếu, bếp có thể bật lên nhưng đôi khi sẽ xảy ra tình trạng quá tải khiến bếp tự động tắt.
Để xác định bếp từ bị chập chờn có phải do nguyên nhân này hay không, bạn cần sử dụng thiết bị đo điện để kiểm tra lại hệ thống điện của gia đình. Nếu thấy bất thường, bạn nên trang bị bộ ổn áp để duy trì nguồn điện ổn định. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị có công suất lớn, sẽ làm giảm nguy cơ gây ra tình trạng quá tải điện.
Do bảng điều khiển bị đè, dính bẩn hoặc nước có chất lỏng
Khi có vật đè lên hoặc nước tràn, thức ăn rơi vào phím cảm ứng trên bếp từ sẽ khiến bếp hiểu nhầm đây là lệnh của người dùng. Từ đó bếp từ sẽ bị lỗi chập chờn, nhảy phím liên tục. Nếu xảy ra quá nhiều lần có thể khiến bảng điều khiển bị hỏng hoặc chập cháy.
Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản là bạn cần loại bỏ nước, vật đè hoặc thức ăn rơi vãi trên bề mặt bếp. Hãy rút nguồn điện và sử dụng một chiếc khăn mềm ẩm và lau sạch bản điều khiển bếp từ, sau đó lau khô và khởi động lại thiết bị để sử dụng.
Sử dụng nồi, chảo, xoong không phù hợp
Khác với bếp ga hay bếp hồng ngoại, bếp từ tạo nhiệt từ trường để làm nóng thức ăn. Do đó chỉ những loại nồi, chảo có tính từ mới có thể sử dụng được với bếp. Nếu sử dụng loại nồi khác chất liệu có thể sinh ra hiện tượng bếp từ chập chờn, phát ra tiếng cảnh báo liên tục để báo hiệu không nhận nồi. Ngoài ra, nếu nhấc nồi ra mà chưa tắt bếp, thiết bị cũng sẽ tự động phát tiếng tít để cảnh báo và ngắt nhiệt.
Nếu phát hiện bếp từ chập chờn do nguyên nhân này, bạn chỉ cần thay các loại nồi dùng cho bếp từ có đáy nhiễm từ, có đáy phẳng, không móp méo. Lưu ý, trong quá trình nấu, bạn cần đặt nồi vào giữa vùng nấu để nhiệt tác động đều lên đáy nồi. Không nên tự ý nhấc nồi lên trong khi vẫn đang bật bếp sẽ khiến bếp tự dừng hoạt động.
Do nấu ăn ở nhiệt độ cao
Ở một số dòng bếp từ cao cấp như bếp từ Bosch, Chefs,.. thường sẽ được trang bị chế độ tự ngắt bớt nhiệt khi nhiệt độ tăng cao. Đây được coi là một tính năng an toàn, giúp cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng, giảm thiểu nguy cơ gây chập cháy.
Lúc này, bạn nên điều chỉnh lại nhiệt độ của bếp từ sao cho phù hợp với định lượng thức ăn cần nấu chín. Một gợi ý dành cho bạn là hãy bật bếp ở chế độ cao trong khoảng thời gian đầu, sau đó giảm nhiệt độ dần. Điều này vừa giúp tiết kiệm điện năng, lại giảm được tình trạng bếp từ bị chập chờn.
Do quạt tản nhiệt bị hỏng
Quạt tản nhiệt bếp từ có vai trò làm mát các bộ phận và linh kiện của bếp trong quá trình sử dụng. Nếu quạt gió bị hỏng hoặc hoạt động không ổn định sẽ làm giảm hiệu quả làm mát, làm cho các linh kiện bên trong bị quá nhiệt khiến bếp từ bị chập chờn.
Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách tháo bếp để xem xem liệu có phải quạt bị hỏng hay không. Nếu đúng, bạn cần mua linh kiện thay thế để thay quạt gió mới. Trường hợp không thể tự thực hiện, hãy đem bếp đến các trung tâm sửa chữa uy tín để nhờ sự giúp đỡ.
Bo mạch bếp từ bị hỏng sau thời gian dài sử dụng
Bếp từ nếu được sử dụng trong thời gian dài mà không được bảo dưỡng định kì sẽ rất dễ khiến bo mạch bị hỏng, gây ra tình trạng bị chập chờn. Ngoài ra, việc đặt bếp trong môi trường ẩm ướt cũng có thể là nguyên do khiến cho bếp từ tự động đóng ngắt liên tục.
Việc sửa chữa bo mạch lại khá phức tạp, do đó bạn không nên tự thực hiện tại nhà. Cách tốt nhất là sử dụng dịch vụ sửa chữa tại các đơn vị uy tín để khắc phục nhanh chóng.
Hiện tượng bếp từ bị chập chờn không chỉ gây khó chịu trong quá trình nấu nướng mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo trì thiết bị và chú ý đến cách sử dụng bếp từ an toàn để đảm bảo bếp hoạt động hiệu quả. Nếu tình trạng chập chờn vẫn tiếp diễn, đây là lúc bạn cần liên hệ với trung tâm bảo trì hoặc chuyên gia kỹ thuật để được tư vấn và khắc phục kịp thời.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bếp từ 2000W có tốn điện không? Mẹo dùng bếp từ 2000W tiết kiệm điện
Bếp từ bị rò điện do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Bếp từ hiện chữ H là bị sao? Khắc phục thế nào hiệu quả?
Tìm hiểu chi tiết các thông số kỹ thuật bếp từ phổ biến hiện nay