Trong quá trình sử dụng bếp từ, không ít người gặp phải các lỗi hoặc mã lỗi xuất hiện trên màn hình bảng điều khiển khiển mà không biết nguyên nhân hay cách xử lý ra sao. Dể giúp bạn tìm hiểu rõ hơn, bài viết này, Kim Quốc Tiến sẽ giúp bạn nhận biết 13 lỗi và mã lỗi bếp từ thường gặp khiến bếp từ bị hỏng gây ảnh hưởng đến công việc nấu nướng của bạn với gia đình.
Bếp từ báo mã lỗi E0
Khi sử dụng bếp từ, một trong những lỗi phổ biến nhất là mã lỗi E0. Đây là tình trạng bếp không nhận nồi, thường do nồi không tương thích hoặc kích thước đáy nồi quá nhỏ so với vùng nấu. Nguyên nhân khác có thể do đáy nồi bị cong hoặc không bằng phẳng.
Hãy kiểm tra và sử dụng nồi có đáy nhiễm từ, phẳng và có kích thước phù hợp với vùng nấu của bếp từ. Trước khi mua, hãy đảm bảo nồi được nhà sản xuất khuyến nghị dùng cho bếp từ. Bạn cũng có thể kiểm tra nhanh bằng cách dùng nam châm thử vào đáy nồi, nếu nam châm hút được thì nồi đó có thể sử dụng.
Bếp từ báo mã lỗi E1
Một lỗi khác khá phổ biến là mã lỗi E1, xuất hiện khi bếp từ bị quá nhiệt do hoạt động liên tục với công suất lớn trong thời gian dài. Điều này khiến quạt làm mát không kịp hoạt động làm mát các linh kiện bên trong bếp và cảm biến nhiệt sẽ báo lỗi và ngừng hoạt động để bảo vệ bếp.
Khi gặp lỗi này, bạn nên tắt bếp nhưng không rút nguồn điện để quạt gió tiếp tục làm mát. Để bếp nguội tự nhiên trong khoảng 30 phút, sau đó tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo khu vực xung quanh bếp thông thoáng để quạt gió hoạt động hiệu quả hơn.
Bếp từ báo mã lỗi E2
Bếp từ báo lỗi E2 thường xảy ra khi nguồn điện đầu vào vượt mức điện áp mà bếp từ có thể chịu được. Điều này có thể do điện lưới không ổn định hoặc các thiết bị sử dụng nguồn điện quá mạnh được kết nối chung một mạch.
Để khắc phục, bạn nên sử dụng ổn áp để duy trì mức điện áp ổn định ở 220V. Trong trường hợp lỗi này xuất hiện liên tục, hãy liên hệ kỹ thuật viên để kiểm tra nguồn điện và hệ thống bếp nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
Bếp từ báo mã lỗi E3
Mã lỗi E3 thường xảy ra khi điện áp đầu vào quá thấp, khiến bếp không đủ năng lượng để hoạt động. Nguyên nhân có thể là nhà bạn quá xa trạm biến áp hoặc đang trong giờ cao điểm tiêu thụ điện.
Giải pháp đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện ngay là sử dụng ổn áp để duy trì nguồn điện luôn ổn định. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên xem xét nâng cấp hệ thống điện để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng bếp từ.
Bếp từ báo mã lỗi E4
Mã lỗi E4 xuất hiện khi nhiệt độ đáy nồi vượt quá ngưỡng an toàn hoặc nguồn điện cung cấp cho bếp bị quá tải. Nguyên nhân phổ biến bao gồm nấu ăn ở công suất cao liên tục mà không để bếp nghỉ, sử dụng nồi không phù hợp với bếp từ, hoặc nguồn điện không ổn định và vượt mức cho phép.
Hãy tắt bếp ngay lập tức và để nguội hoàn toàn trong ít nhất 30 phút trước khi sử dụng lại. Kiểm tra nồi nấu, đảm bảo chúng có đáy phẳng, chất liệu nhiễm từ, và kích thước phù hợp với vùng nấu của bếp. Nếu lỗi xuất phát từ nguồn điện, hãy lắp đặt ổn áp để duy trì mức điện áp ổn định và phân bổ các thiết bị điện trên các mạch khác nhau để tránh quá tải.
Bếp từ báo mã lỗi E5
Khi sử dụng bếp từ với công suất cao trong thời gian dài, như nấu các món cần hầm hoặc đun lâu, nhiệt độ bên trong bếp có thể tăng vượt mức cho phép. Điều này khiến mặt kính và cảm biến nhiệt chịu nhiệt độ cao, dẫn đến việc bếp từ báo lỗi E5 và tự ngắt để bảo vệ linh kiện bên trong.
Để khắc phục, hãy tắt bếp và chờ bếp nguội tự nhiên. Đảm bảo khu vực xung quanh bếp thông thoáng để quạt tản nhiệt hoạt động hiệu quả. Nếu lỗi vẫn tái diễn, cảm biến IGBT đã gặp sự cố và bạn cần thay mới để bếp hoạt động ổn định.
Mã lỗi E6 bếp từ
Bếp từ báo lỗi E6 xuất hiện khi cảm biến nhiệt bên trong bếp bị lỗi hoặc do nồi nấu có nhiệt độ sôi quá cao, khiến bếp chịu tác động liên tục, dẫn đến các linh kiện bên trong nóng lên. Lỗi này thường xảy ra khi cảm biến bị lỏng hoặc hỏng, hoặc khi sử dụng nồi không phù hợp.
Bạn cần tắt nguồn điện, kiểm tra nồi và làm sạch đáy nồi cũng như mặt bếp. Nếu lỗi vẫn tiếp diễn, bạn cần gọi kỹ thuật viên để kiểm tra và thay thế cảm biến.
Cảm biến nhiệt sẽ không thể hoạt động nếu đáy nồi không tương thích hoặc bề mặt bếp chưa được vệ sinh sạch sẽ.
Bếp từ báo mã lỗi E7
Mã lỗi E7 thường xảy ra khi bo mạch điều khiển của bếp từ gặp vấn đề. Quạt tản nhiệt ngừng hoạt động vì bụi bẩn bám lâu ngày, động cơ quạt hỏng hoặc dây kết nối bị lỏng. Khi lỗi xảy ra, bếp sẽ tự ngắt để đảm bảo an toàn.
Cách khắc phục là tắt bếp và để nguội hoàn toàn. Kiểm tra xem các lỗ thông gió có bị bít kín không, vệ sinh quạt tản nhiệt, kiểm tra dây kết nối và thay quạt mới nếu cần. Với cảm biến nhiệt, bạn lau sạch bằng khăn mềm, kiểm tra kết nối bo mạch và thay linh kiện chính hãng nếu bị hư hỏng.
Bếp từ báo mã lỗi E8
Mã lỗi E8 trên bếp từ xuất hiện khi bếp gặp vấn đề với nhiệt độ cao hơn ngưỡng an toàn. Nguyên nhân phổ biến bao gồm: đáy nồi nấu có nhiệt độ quá cao do sử dụng nồi không phù hợp hoặc bị bám thức ăn; cảm biến nhiệt bị lỏng, hỏng không kiểm soát được nhiệt độ; quạt tản nhiệt hoạt động kém, khiến bếp không được làm mát hiệu quả; hoặc mạch điều khiển bị lỗi dẫn đến mất kiểm soát nhiệt.
Bạn nên tắt bếp và chờ đến khi bếp nguội hoàn toàn rồi khởi động lại. Kiểm tra nồi nấu, đảm bảo đáy phẳng, sạch sẽ, và phù hợp với bếp từ. Làm sạch quạt tản nhiệt và kiểm tra xem quạt có hoạt động bình thường không. Nếu cảm biến nhiệt hoặc mạch điều khiển bị lỗi, bạn cần tìm đến nơi bảo hành hoặc điểm sửa chữa có uy tín để được hỗ trợ.
Bếp từ báo mã lỗi E9
Mã lỗi E9 xuất hiện khi bếp từ không kiểm soát được nhiệt độ, thường do cảm biến nhiệt (sensor) bị hỏng, đèn báo nhiệt độ gặp sự cố, hoặc sử dụng bếp ở công suất quá cao. Đáy nồi không phẳng hoặc bo mạch chính bị lỗi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Hãy kiểm tra đáy nồi, đảm bảo phẳng và phù hợp với bếp từ, thay nồi khác nếu cần. Kiểm tra đèn báo nhiệt độ, nếu hoạt động lại bình thường, lỗi có thể tự khắc phục. Ngắt kết nối nguồn điện trong 30 giây để reset bếp, sau đó khởi động lại. Nếu vẫn không được, hãy liên hệ trung tâm bảo hành để xử lý.
Bếp từ nháy đèn liên tục
Bếp từ nháy đèn liên tục là dấu hiệu cho thấy thiết bị đang gặp sự cố, thường xuất phát từ những nguyên nhân như mặt bếp bị ướt, bảng điều khiển bị lỗi, hoặc do các linh kiện bên trong gặp vấn đề. Ngoài ra, nếu có vật cản trên mặt bếp, như bụi bẩn hoặc dầu mỡ, cũng có thể làm gián đoạn tín hiệu và gây hiện tượng này.
Để khắc phục, bạn dùng khăn mềm lau sạch và làm khô hoàn toàn mặt bếp, đảm bảo không còn nước hoặc chất bẩn dính trên bảng điều khiển. Loại bỏ bất kỳ vật cản nào trên bề mặt bếp. Nếu bếp vẫn nháy đèn liên tục sau khi vệ sinh, có thể bảng điều khiển hoặc linh kiện bên trong bị lỗi.
Bếp từ phát tiếng kêu tạch tạch nhưng không nóng
Khi bếp từ kêu tạch tạch nhưng không nóng, nguyên nhân thường xuất phát từ quạt gió. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tản nhiệt, ngăn động cơ bếp quá nóng khi hoạt động. Tiếng kêu này thường xuất hiện do quạt gió đang làm việc với cường độ cao để làm mát động cơ khi bếp hoạt động lâu hoặc ở công suất lớn.
Đây là hiện tượng bình thường và không phải lỗi kỹ thuật nghiêm trọng. Bạn nên vệ sinh quạt gió định kỳ, đảm bảo không có bụi bẩn bám vào cánh quạt, giúp quạt hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, tránh để bếp chạy ở công suất cao liên tục quá lâu, cho bếp nghỉ giữa các lần nấu để hệ thống tản nhiệt hoạt động hiệu quả.
Bếp từ phát tiếng kêu tít tít nhưng không nóng
Bếp từ kêu tít tít liên tục nhưng không nóng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như nồi nấu không phù hợp (không có đáy nhiễm từ hoặc kích thước không đúng), đáy nồi không tiếp xúc đủ với mặt bếp, hoặc nồi bị đặt sai vị trí trên vùng nấu. Ngoài ra, nếu mặt bếp bị ướt hoặc bảng điều khiển gặp lỗi, hiện tượng này cũng có thể xảy ra.
Bạn cần kiểm tra và đảm bảo đáy nồi phẳng, sạch sẽ, có kích thước phù hợp và làm từ vật liệu nhiễm từ. Đặt nồi đúng vị trí trung tâm vùng nấu được đánh dấu trên bếp. Lau sạch và làm khô mặt bếp nếu có nước hoặc chất bẩn dính vào.
Bếp từ không nóng
Bếp từ không nóng dù vẫn lên nguồn thường do một số nguyên nhân như: sử dụng nồi không phù hợp (đáy không nhiễm từ hoặc kích thước quá nhỏ/lớn so với vùng nấu), điện áp đầu vào không ổn định, hoặc cảm biến nhiệt, bo mạch điều khiển bị lỗi. Ngoài ra, mặt bếp bẩn hoặc có nước cũng có thể gây ra hiện tượng này.
Hãy kiểm tra nồi nấu, đảm bảo đáy nồi phẳng, sạch, và làm từ vật liệu nhiễm từ. Nếu nồi không phù hợp, hãy thay thế bằng loại nồi tương thích với bếp từ. Để đảm bảo bếp từ hoạt động hiệu quả, bạn nên sử dụng ổn áp để duy trì nguồn điện ổn định. Đồng thời, bạn cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô mặt bếp trước khi sử dụng lại, giúp bếp vận hành an toàn và hiệu quả hơn.
Bếp từ hiện chữ H
Bếp từ hiện chữ H thật ra không phải lỗi mà là tính năng cảnh báo nhiệt dư của bếp từ. Đây là thông báo an toàn từ bếp, cho biết mặt bếp vẫn còn nóng sau khi nấu, do nhiệt từ đáy nồi truyền xuống. Dấu hiệu này giúp người dùng nhận biết để tránh chạm vào mặt bếp, giảm nguy cơ bị bỏng.
Lúc này, bạn không cần thực hiện bất kỳ thao tác sửa chữa nào. Bạn chỉ cần chờ cho mặt bếp nguội hoàn toàn, chữ “H” sẽ tự động biến mất. Trong thời gian chờ, không nên chạm tay vào mặt bếp hoặc đặt bất kỳ vật gì lên trên. Nếu chữ “H” không biến mất sau khi bếp nguội, hãy kiểm tra lại cảm biến nhiệt hoặc tìm chuyên viên hỗ trợ.
Bếp từ lên nguồn rồi tắt
Hiện tượng bếp từ lên nguồn rồi tắt ngay có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: nguồn điện cung cấp không ổn định hoặc quá yếu, cầu dao hoặc ổ cắm bị lỏng, bo mạch điều khiển của bếp gặp sự cố, hoặc quạt tản nhiệt bên trong bếp không hoạt động khiến bếp tự động ngắt để bảo vệ hệ thống.
Bạn có thể tự kiểm tra nguồn điện gia đình để đảm bảo điện áp ổn định, nếu cần hãy sử dụng ổn áp. Kiểm tra cầu dao, ổ cắm và dây điện xem có kết nối chắc chắn không, đồng thời làm sạch và đảm bảo quạt tản nhiệt hoạt động bình thường. Nếu sau khi thực hiện các bước này bếp vẫn gặp lỗi, rất có thể bo mạch điều khiển hoặc linh kiện bên trong đã bị hỏng.
Trên đây là các lỗi thường gặp ở bếp từ tuy không quá phức tạp nhưng cần được xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và tuổi thọ của thiết bị. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích và chỉ dẫn rõ ràng để bạn dễ dàng xử lý các lỗi thường gặp, giúp bếp từ hoạt động ổn định, bền bỉ hơn. Nếu bạn gặp những sự cố phức tạp không thể tự khắc phục, hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp để bảo dưỡng bếp từ của mình một cách hiệu quả, an tâm nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bếp từ có nóng không? Cách khắc phục hiệu quả bếp từ bị nóng
Tìm hiểu cách sử dụng chai thả bồn cầu khử mùi hôi hiệu quả
Cách sửa vòi xịt bồn cầu bị rỉ nước hiệu quả tại nhà
Cách sửa van xả nước bồn cầu tại nhà đơn giản vô cùng hiệu quả